Quy hoạch huyện Cần Giờ đến năm 2020

Huyện Cần Giờ có vị trí đặc biệt trong bản đồ TPHCM

Cần Giờ là huyện có vị trí đặc biệt trong bản đồ hành chính của TPHCM. Với diện tích tự nhiên khoảng 70.421,58 ha là huyện đảo duy nhất của thành phố với bốn bề là biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Không chỉ vậy, huyện còn sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc nhiều khu du tích lịch sử nổi tiếng, nơi nuôi giấu những người chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

quy-hoach-huyen-can-gio-min
Bản đồ Quy hoạch Huyện Cần Giờ tới năm 2020 – Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hơn 70 km di chuyển, huyện Cần Giờ đang ngày càng thay đổi, khoác lên một diện mạo đô thị mới. Với định hướng phát triển của thành phố, tập trung chiến lược khai thác những thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng của huyện Cần Giờ, song song với đó là xây dựng những khu đô thị thông minh, khu công nghệ cao, dịch vụ, resort, khách sạn,…Hướng tới một khu kinh tế tri thức, thu hút hoạt động khoa học, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo phục vụ cho sự phát triển sau này.

Đồ án quy hoạch huyện Cần Giờ 2018 đến 2020

Mới đây nhất, Chính quyền thành phố đã đưa ra đồ án quy hoạch Cần Giờ 2018 đến năm 2020 định hướng phát triển đến năm 2030, ngoài phát triển tiềm năng có sẵn nhưng song song với đó là việc giữ gìn bảo vệ hệ sinh thái, yếu tố lịch sử, nét văn hóa truyền thống của địa phương. Còn việc quy hoạch bố trí khu vực tái định cư và nhà ở xã hội cần phù hợp với sự thống nhất của quy hoạch tổng thể. Đồ án đưa ra giải pháp và xác định rõ về phân khúc chức năng như khoanh vùng phát triển và phân kỳ đầu tư.

Cần Giờ có đường bờ biển dài hơn 13 km, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Phát triển các khu chức năng nén, không phân tán, khu vực nằm sâu trong đất liền phải kết nối tốt với nhau và đồng bộ khu đô thị lấn biển. Thực hiện quy hoạch này, giúp Cần Giờ trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, công nghệ cao hay du lịch nghỉ dưỡng,…

Mạnh tay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Cần Giờ

Nhằm tạo đà phát triển, huyện Cần Giờ sẽ được mạnh tay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phối hợp với các nguồn lực kinh tế xã hội của vùng. Bởi phát triển về hạ tầng là bước đi đúng đắn rất cần thiết để thu hút đầu tư.

Tiêu biểu bản đồ quy hoạch cần giờ 2018 là việc xây dựng con đường từ Nguyễn Lương Bằng nối dài và điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác. Nhằm phát triển thuận lợi khu du lịch sinh thái. Kế hoạch xây dựng cầu Bình Khánh thay cho phà. Giúp giao thông di chuyển dễ dàng và tạo ấn tượng cho du khách tham quan khi đến với Cần Giờ. Cây cầu góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện đảo. Và các dự án khu đô thị lấn biển tại Cần Giờ.

duong-rung-sac-can-gio-min
Tuyến Rừng Sác – Cần Giờ dài 36,5 km nối TP HCM với biển Đông.

Theo thông tin từ Văn phòng UBND TPHCM vào ngày 6/11/2017 vừa qua. UBND thành phố đã phê duyệt dự Quy hoạch huyện Cần Giờ đến năm 2020. Chi tiết:

Về cơ cấu kinh tế, trong tương lại quy hoạch huyện Cần Giờ đến năm 2020. Sẽ tập trung phát triển chủ yếu về loại hình cảng biển – công nghiệp dịch vụ cảng. Liên quan đến việc đánh bắt và chế biến thủy sản. Bên cạnh việc khai thác đánh bắt phải chú trọng bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên.

Quy hoạch về dân cư: Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 500.000 – 700.000 người. Trong đó khu vự nông thông chiếm số lượng dân cư là 70.000 người.

Dân cư đô thị sẽ quy hoạch gồm 4 khu dân cư:
    • Cụm khu dân cư Bình Khánh: Mật độ dân số xây dựng khoảng từ 25 – 30%. Và dân số dự kiến là 80.000 người. Với diện tích tự nhiên 600 ha nằm ở phía Bắc huyện Cần Giờ.
    • KDC An Nghĩa: Là cụm khu dân cư bao gồm 2 xã là An Thới Đông và Bình Chánh. Diện tích tự nhiên khoảng 150 ha. Mật độ xây dựng khoảng 20 -25%, dân số ước tính 16.000 người.
    • Cụm khu dân cư Dần Xây: Với dân số dự kiến đến năm 2020 là 14.000 người. Mật độ xây dựng là 20 – 25% nằm ở phía bắc của huyện.
    • Cụm khu dân cư đô thị cảng biển Long Hòa – Cần Thạnh: Đây là KĐT có vị trí quan trọng. Nằm tại ở phía Nam huyện Cần Giờ. Trong dự án quy hoạch 1/5000 này sẽ quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn của huyện. Đồng thời đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Khả năng phòng thủ bờ biển khu vực huyện Cần Giờ… Mật độ xây dựng là 25 – 30 %. Điện tích tự nhiên khoảng 4.600 ha. Và dân số dự kiến đến năm 2020 là 420.000 người.
Quy hoạch dân cư nông thôn

Trong dự án quy hoạch huyện Cần Giờ đến năm 2020 định hướng phát triển đến năm 2030. Các cụm dân cư nông thôn lẻ tẻ. Sẽ được bố trí tập trung tại các KDC hiện hữu tồn tại lâu đời trước đó. Bên cạnh đó, thực hiện cải tạo chỉnh chang cơ sở hạ tầng. Nhằm nâng cao đời sống của người dân. Và mở rộng các khu dân cư mới tại các xã như Thạch An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và xã An Thới Đông. Quy mô diện tích dự kiến là 680 ha, dân số khoảng 70.000 người.

Toàn cảnh quy hoạch hạ tầng huyện Cần Giờ

UBND TPHCM chấp thuận đề xuất đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ. Với tổng vốn đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng để thay thế cho Phà Bình Khánh. Giúp giao thông từ TPHCM ra Cần Giờ và ngược lại thuận tiện và nhanh chóng hơn

phoi-canh-cau-can-gio-min
Phối cảnh cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh
cao-toc-ben-luc-long-thanh-doan-di-ngang-qua-can-gio-min
Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn đi “xuyên” Cần Giờ đang được thi công.
[related_posts_by_tax posts_per_page="4" title="Bài viết cùng chủ đề"]