Sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng: Đền không xong, mua chẳng đặng New 2020

CafeLand – Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa xác nhận việc thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng với số tiền 1.251 tỉ đồng đã bất thành tại phiên làm việc ngày 02/7/2019. Tuy nhiên, chủ sở hữu các bất động sản chia tách từ sân vận động này cũng không thể thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi giấy tờ pháp lý được cấp lại vi phạm các quy định của luật.

Theo đó, chính quyền thành phố Đà Nẵng sẽ có những phiên làm việc tiếp theo cùng các ngân hàng đang là chủ nợ đất đai tại sân vận động Chi Lăng để tìm tiếng nói chung xử lý ách tắc ở công trình này. Sau gần 10 năm diễn ra giao dịch và va vào pháp lý, sự việc xung quanh sân vận động này đã trở nên nặng nề, mệt mỏi với mọi bên tham gia, và hiện vẫn chưa tìm được giải pháp xử lý dứt điểm.

Không chịu giao lại với giá đã mua?

Sự vụ sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng diễn ra vào năm 2010, khi thành phố này có chủ trương chuyển giao sân vận động này cho nhà đầu tư để chuyển đổi thành một khu thương mại phức hợp nhằm nâng giá trị đất đai ở khu vực trung tâm Đà Nẵng.

Thời điểm đó, khu đất sân vận động này được định giá là 1.251 tỉ đồng, mức giá được cho là “hời” trong bối cảnh đầu tư kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn. Tập đoàn Thiên Thanh là đơn vị đã “trúng dự án”, cam kết trong thời gian nhanh nhất sẽ triển khai đầu tư đúng tiến độ.

Song chưa được bao lâu, các cơ quan chức năng mới bóc ra sự thật phía sau dự án đầu tư của Thiên Thanh. Phần diện tích đất sân vận động đã được các bên tham gia tập đoàn này chia làm 10 lô đất và được sự hỗ trợ của các bên quản lý, chuyển thành 10 “sổ đỏ” đi cầm cố ở các ngân hàng.

Sau vụ việc các đương sự bị khởi tố vì các vi phạm đất đai, tài chính, sân vận động Chi Lăng trở thành “con nợ” của những khoản vay ngân hàng với giá trị 1.200 tỉ đồng. Và từ đó đến nay, thương vụ này phải giữ yên một chỗ.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng phải hứng chịu sự chỉ trích nặng nề từ dư luận về một chủ trương hợp lý nhưng kiểm soát sai. Sau nhiều lần đối thoại, địa phương mong muốn chuyển đổi lại sân vận động này thành địa chỉ đầu tư hoạt động thể dục thể thao chất lượng cao như mong muốn của nhiều người dân sở tại.

Đây là lý do để mới đây, Đà Nẵng có đề nghị xin gởi lại số tiền đã nhận khi bán sân vận động, để lấy lại sân vận động Chi Lăng.

Tuy nhiên, các ngân hàng cho vay đã từ chối đề nghị này. Bởi theo họ, các giá trị đầu tư trong quá khứ không thể áp dụng vào thời điểm hiện nay, và nếu chấp nhận đề nghị của địa phương, thì các khoản tiền chênh lệch sẽ đi về đâu và ai giúp ngân hàng cân đối.

Đại diện các ngân hàng nêu rõ, ai đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm xử lý cái sai đó, không thể lấy lý do lợi ích xã hội để buộc các ngân hàng phải thiệt thòi.

Bao giờ xử lý “sổ đỏ”?

Theo phân tích của các cơ quan chức năng, điểm ách tắc để xử lý sân vận động Chi Lăng là món nợ quá lớn. Nhưng để xử lý được món nợ này thì các bên đầu tư lại gặp một trở ngại khác. Đó là 10 “sổ đỏ” được cấp đều có thời hạn dài lâu, trong khi đất giao dịch là đất thương mại có thời hạn.

Địa phương như vậy là đã cấp sai “sổ đỏ”, buộc phải thu hồi và cấp lại, sau đó các chủ sở hữu mới có thể tổ chức đấu giá hay giao dịch chuyển nhượng đi. Câu hỏi là ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với những cái sai đã có để ra quyết định thu hồi lại các “sổ đỏ” đã cấp?

Chính những nhập nhèm trong hướng xử lý trách nhiệm này đã đẩy địa phương vào thế kẹt ở sân vận động Chi Lăng. Hiện nay, việc điều tra một số quan chức và cán bộ quản lý địa phương liên quan vụ việc cũng đang được các cấp thẩm quyền tiến hành. Động thái này càng khiến khả năng xúc tiến vụ việc lấy lại sân vận động này cho người dân Đà Nẵng thêm khó khăn. Dự án sân vận động ngày càng lâm vào cảnh “đền không xong, mua chẳng đặng”.

Một số doanh nghiệp bất động sản Đà Nẵng nhìn nhận, hướng duy nhất để giải quyết câu chuyện sân vận động Chi Lăng là Trung ương chỉ đạo cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ những sai phạm liên quan đến công trình này, thuộc cá nhân và tổ chức nào. Sau đó, địa phương sẽ có quyết định thu hồi các “sổ đỏ” cấp sai, để điều chỉnh cấp lại. Giá trị các “sổ đỏ” vì vậy sẽ thay đổi, và các ngân hàng đầu tư có thể dùng đấu giá, chuyển nhượng lại với giá thị trường cho… chính thành phố Đà Nẵng, nếu thật sự có thiện chí hợp tác.

Lúc đó, sân vận động Chi Lăng mới có thể quay lại nguyên trạng với người dân Đà Nẵng, nhưng cái giá phải trả của địa phương không hề nhỏ. Có thể đến lúc đó dư luận sẽ đặt thêm những câu hỏi mới về trách nhiệm những người trong cuộc và câu chuyện quản lý đất đai Đà Nẵng sẽ tiếp tục bùng lên những đốm lửa mới.


Qua bài viết Sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng: Đền không xong, mua chẳng đặng, hy vọng diaocxanh24h.vn có thể giúp bạn có thêm thông tin.

[related_posts_by_tax posts_per_page="4" title="Bài viết cùng chủ đề"]