Ninh Bình: Nghịch lý cầu mới, cầu cũ New 2020

Bức xúc trước việc thu phí quá cao khi đi qua lại trên cây cầu phao cũ kỹ, xuống cấp, hàng trăm hộ dân thôn 4, Hữu Thường, xã Thượng Hoà, huyện Nho Quan (Ninh Bình) tự nguyện đóng góp tiền xây dựng cầu phao mới bắc qua sông Hoàng Long. Cây cầu mới đóng xong được chính quyền địa phương đồng ý cho bắc tạm để phục vụ người dân nhưng lại chưa được phép.

ninhbinh1cau cu cau moi t11 1582543464

Chủ cầu cũ thu phí với mức “cắt cổ” khiến người dân tự góp tiền đóng cầu mới.

Mức thu phí “cắt cổ”

Ông Nguyễn Văn Hưng, trưởng thôn 4, Hữu Thường cho biết: Trước năm 2008, người dân 4 thôn của xã Thượng Hòa sống tách biệt bên kia sông Hoàng Long, muốn giao thương với trung tâm xã, bà con phải dùng đò để đi lại. Người dân trong thôn khoán cho một hộ gia đình chuyên chèo đò và trả công bằng 5 tạ lúa/năm. Đến năm 2008, một hộ dân sống tại đây đề xuất được xây dựng cây cầu phao bắc qua sông để người dân đi lại thuận tiện hơn. Đề xuất trên được nhân dân cũng như chính quyền xã Thượng Hòa và huyện Nho Quan đồng ý. Theo hợp đồng ký ngày 26/4/2008 giữa UBND xã Thượng Hòa và ông Bùi Hoàng Huynh, thông Ráng, Đông Thịnh, xã Thượng Hoà thì thời gian ông Huynh được sử dụng, quản lý cầu là 30 năm.

Việc thu phí của khách qua lại trên cây cầu này do gia đình ông Huynh đảm nhiệm, nhưng phải báo cáo UBND xã Thượng Hòa. Nhưng trên thực tế, chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động, gia đình ông Huynh lại tự ý tiến hành thu phí qua cầu với mức giá rất cao. Theo ông Hưng cũng như nhiều người dân ở đây cho biết: Những năm trước, ông Huynh thu từ 800.000 – 1.000.000 đồng/xe máy/năm, người dân trong thôn sẽ nộp tiền chia làm 2 đợt trong năm. Sự bức xúc của người dân bị đẩy lên đỉnh điểm, khi đầu năm 2018 vừa qua, ông Huynh yêu cầu tăng tiền thu phí xe máy lên 1,5 triệu đồng/xe/năm, trẻ em đi học qua cầu cũng phải nộp lên tới 150.000 đồng/cháu/tháng. Trong khi, cầu phao hiện tại đã cũ, xuống cấp vì cầu được ghép từ 4 chiếc thuyền xi măng cũ với nhau, nhiều năm chưa được tu sửa, rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông qua cầu.

Quá bức xúc, các hộ dân thôn 4 đã tổ chức hội nghị, nhất trí với phương án nhân dân đóng góp tự xây cầu mới. Đồng thời bầu ông Nguyễn Văn Hưng (trưởng thôn 4) làm trưởng nhóm vận động xây cầu. Sau đó, đại diện thôn 4 đã gửi đơn xin xây dựng cầu phao mới tại Km23+00 trên sông Hoàng Long gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Ngày 30/11/2018, Sở GTVT tỉnh Ninh Bình có công văn số 3204/SGTVT-KCHT trả lời về đề xuất xây dựng cầu phao mới tại thôn 4. Ông Nguyễn Văn Hiền – Phó Giám đốc Sở GTVT Ninh Bình khẳng định: Đây là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Nho Quan, việc đi lại, giao lưu văn hóa của nhân dân với các địa phương chủ yếu phải đi qua cầu phao. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cầu phao mới là cần thiết. Ngoài ra, công văn cũng nêu rõ, việc thu phí qua cầu phao của chủ đầu tư chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cần sớm nghiệm thu cầu mới

Từ tháng 4/2019, người dân thôn 4 đã đứng lên thuê thiết kế, đóng mới cầu phao với chi phí dự tính 680 triệu đồng. Cầu được thiết kế gồm 3 phao, 2 cầu dẫn và 2 cầu nối. Tổng kích thước cầu: dài 14 mét, rộng 4 mét, cao 1 mét (cầu cũ rộng hơn 1 mét – được hoán cải từ thuyền xi măng). Sản phẩm đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế vào ngày 7/6/2019. Sau khi hoàn thành, cầu phao mới được bàn giao cho thôn 4 và bắc qua sông Hoàng Long để người dân qua lại từ tháng 8/2019 đến nay. Nhưng kiến nghị của người dân về việc giải phóng cầu cũ, cũng như tiến hành nghiệm thu cầu mới để người dân chính thức đưa vào sử dụng vẫn chưa được giải quyết.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đạt- Chủ tịch UBND xã Thượng Hòa cho biết: Cầu phao mới được kéo về từ tháng 5/2019, nhưng không được bắc qua sông Hoàng Long vì chưa tiến hành thanh lý hợp đồng và giải phóng mặt bằng đối với cầu phao cũ. “Người dân bên sông dọa sẽ cho con nghỉ học nếu không bắc cầu phao mới qua sông để họ đi lại. Vì vậy, chính quyền xã đã đồng ý bắc tạm cho người dân đi lại từ tháng 8/2019 đến nay”- ông Đạt nói. Ông Đạt khẳng định, về mặt pháp lý cầu phao mới do người dân tự bắc qua sông hiện tại là hoàn toàn trái phép vì chưa được cơ quan chức năng thẩm định, nghiệm thu để đưa vào sử dụng. Hiện tại, UBND xã Thượng Hòa đã lên phương án thanh lý hợp đồng cầu phao và chi trả số tiền 300 triệu đồng để hộ chủ cầu trả lại mặt bằng. Số tiền này thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu phao mới của huyện Nho Quan cấp.

Theo ông Đạt, theo hợp đồng xây dựng cầu cũ năm 2008, mọi chi phí, HTXNN đứng ra chi trả, đến thời điểm hiện tại là 2,5 tấn lúa/năm. Còn về việc thu tiền của người dân trong thôn, đó là thỏa thuận giữa các bên, chính quyền xã không cấp phép. Nhưng, theo điều khoản hợp đồng ngày 26/4/2008, chủ cầu không được phép thu bất kỳ khoản phí nào nếu chưa được UBND xã Thượng Hòa cấp phép. Vậy tại sao chính quyền xã lại để tình trạng tự ý thu phí với mức “cắt cổ” của chủ cầu diễn ra nhiều năm nay mà không có biện pháp can thiệp?

Hiện tại, UBND huyện Nho Quan đã có quyết định thực hiện dự án xây dựng cầu phao mới tại thôn 4 – Hữu Thường. Theo đó, dự án đã được giao cho Ban quản lý dự án huyện Nho Quan lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện với tổng mức đầu tư là 1,8 tỷ đồng. Về trường hợp dự án xây dựng cầu phao mới của UBND huyện Nho Quan, theo ông Đạt, quan điểm của chính quyền là đầu tư, tiếp tục hoàn thiện cầu phao mới do người dân tự đóng. Nếu như cầu mới đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy định về hàng hải thì sẽ bổ sung xây dựng các hạng mục phụ trợ như còi, đèn, biển báo, đường dẫn xuống cầu. Sau khi đưa vào sử dụng, cầu phao mới này sẽ là công trình giao thông công cộng trực tiếp do UBND xã quản lý. Số tiền các hộ dân đóng góp làm cầu cũng sẽ được trả lại theo đúng quy định.


Qua bài viết Ninh Bình: Nghịch lý cầu mới, cầu cũ, hy vọng diaocxanh24h.vn có thể giúp bạn có thêm thông tin.

Mời bạn đánh giá